Tham khảo ngay quá trình xây nhà 2 tầng khang trang với 1 tỷ 700 triệu VNĐ

THANH TUNG – HOMIFY THANH TUNG – HOMIFY
ออกแบบพร้อมสร้างบ้านพักอาศัย2ชั้น, KDC TEAM : โทร.096-0289288 ; By คุณหนุ่ม KDC TEAM : โทร.096-0289288 ; By คุณหนุ่ม Single family home
Loading admin actions …

Xây dựng nhà ở là một việc quan trọng, chúng ta thông thường chỉ xây nhà 1 lần trong đời. Trong thực tế, đây là công việc của đội ngũ xây dựng, các kiến trúc sư, kỹ sư và các chuyên gia. Tuy nhiên, nếu chúng ta nắm rõ được các bước xây dựng cần thiết cho ngôi nhà tương lai thì sẽ rất dễ dàng để trao đổi cùng nhà thầu và các chuyên gia.

Chính vì lí do này, bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn một ngôi nhà được xây dựng ở Thái Lan, được giám sát bởi KDC Team, một đơn vị nhà thầu ở Bangkok. Tại thời điểm bài viết này, đội ngũ của họ đang giám sát ngôi nhà 2 tầng này theo sát với thiết kế. Đơn vị nhà thầu sẽ cung cấp cho chủ nhà từ giấy phép xây dựng cho đến các bản vẽ thiết kế đầy đủ và các giấy tờ cần thiết cho việc hoàn công.

KDC Team sẽ cung cấp các dịch vụ thiết kế với mức giá 10,000 Bath (tương đương 7,000,000 VNĐ) cho mỗi mét vuông, vậy tổng chi phí xây dựng cho ngôi nhà này sẽ là 2,5 triệu Bath (tương đương 1 tỷ 7 VNĐ) – theo tính toán báo giá của quản lý dự án. Bên cung cấp dịch vụ sẽ đảm bảo vật tư xây dựng và nhân công lắp đặt chất lượng nhất. Hãy cùng homify xem xét ngôi nhà này bạn nhé. 

Nền móng đảm bảo

Sau khi đơn vị xây dựng cùng thảo luận và được sự chấp nhận của chủ nhà về thiết kế ngôi nhà, họ sẽ hoàn thành các thủ tục pháp lý cũng như đơn xin cấp giấy phép xây dựng để tiến hành xây dựng ngôi nhà. Bước đầu tiên đó là khảo sát và xử lý hiện trạng khu đất. Tiếp đến là tính toán các vị trí đặt nền móng để đảm bảo sự vững chắc của ngôi nhà. Bao nhiêu cọc được sử dụng, khoảng cách giữa các cọc là bao nhiêu? Điều này cần đến sự tính toán chi tiết của các kỹ sư.

Kiểm tra sức căng của cọc

Như đã đề cập, việc đóng cọc nền móng cho nhà ở cần phải thực hiện rất thận trọng. Không thể đóng cọc xuống mà không cần kiểm tra chất lượng của cọc. Ví dụ như vị trí của cọc, độ sâu, độ cứng của đất nền sẽ ảnh hưởng như thế nào đến độ bền của kết cấu. Việc kiếm tra chất lượng của cọc trước và sau khi đóng xuống nền đất là việc hết sức cần thiết. Cần thực hiện kiểm tra khả năng chịu lực của cọc để đảm bảo không có sự biến dạng khi bắt đầu xây dựng.

Xem thêm Xây nhà cấp 4 rộng 120m2 khang trang chỉ với 634 triệu VNĐ

Dầm móng

Ngôi nhà 2 tầng này có kết cấu chính là bê tông cốt thép. Sau khi đắp nền, hệ dầm sẽ được lắp đặt. Hệ dầm này sẽ chịu lực cho kiến trúc ở tầng trệt và được đặt ở trên các cọc móng. Nguyên tắc hoạt động của hệ dầm là chịu lực cho kết cấu phía trên, sau đó truyền lực này xuống hệ móng tại các vị trí cọc giao với dầm.

Hệ dầm này có thể hoàn thiện ở mặt đất nền hoặc cao hơn một chút so với mặt đất nền.

Xem thêm Có 140m đất phải xây ngay nhà trệt thế này cho gia đình (kèm bản vẽ)

Việc gia cố cho dầm sẽ làm tăng khả năng chịu lực của dầm

Sàn bê tông

Sau khi dầm đã được lắp đặt để chịu lực cho sàn và kết cấu ở trên, tiếp theo là bước đổ sàn bê tông. Lưới thép này còn được gọi là lưới thép gia cố. Đây là cách thi công theo truyền thống, thường sẽ cho bề mặt trơn tru. Bạn nên lưu ý sau khi đổ sàn bê tông, phải chờ trong thời gian 7 ngày để bê tông được cứng cáp, không bị rạn nứt và đảm bảo khả năng chịu lực như tính toán.

Xem thêm 7 thiết kế nhà trệt nhỏ xinh từ 60m2 đẹp đơn giản và hiện đại

Sau khi sàn tầng trệt của ngôi nhà được thi công xong, bước tiếp theo đã được tiến hành. Như bạn thấy ở đây, hệ dầm thứ 2 đã được lắp đặt. Với cách tính toán có hệ thống và chính xác từ đơn vị thi công, quá trình xây dựng trở nên nhanh chóng và không gặp nhiều trở ngại

Gạch xây tường

Việc lựa chọn gạch xây tường là câu hỏi thường hay gặp trong quá trình xây dựng nhà ở. Việc này phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách, thời gian xây dựng và phương pháp xây dựng. Trong trường hợp của ngôi nhà này, gạch được sử dụng là loại gạch nung với khối nhỏ và nhẹ hơn loại thông thường. Lựa chọn này có thể khiến thời gian thi công lâu hơn, nhưng có nhiều ưu điểm trong việc trang trí tường. Ví dụ như trang trí tường với đá granite, đá cẩm thạch… hoặc lắp đặt các đường dây kĩ thuật.

Đối với ngôi nhà 2 tầng này, kết cấu sử dụng là kết cấu cột và dầm chịu lực, không phải tường chịu lực, do đó những bức tường sử dụng gạch nung đỏ chỉ có chức năng phân chia không gian hoặc trang trí. 

Mái nhà

Bạn có thể xem một cấu trúc quan trọng khác của ngôi nhà trong bức hình này, đó chính là hệ mái. Hệ mái của ngôi nhà này được thiết kế để trông giống như hệ mái dốc truyền thống, nhưng vẫn giữ được phong cách đương đại cho ngôi nhà hiện đại này.

Mái nhà được nâng cao sẽ giúp ngôi nhà không bị nóng, bởi vì lượng nhiệt sẽ bị gió thổi đi. Thông thường khu vực ngay dưới lớp mái sẽ rất nóng. Tuy nhiên, khi kết hợp cùng giải pháp cách ly hệ mái cùng giải pháp thông gió tốt sẽ giúp giảm lượng nhiệt, từ đó giúp giảm bớt chi phí cho điều hòa không khí trong quá trình sử dụng. 

Xem thêm 9 bản vẽ nhà cấp 4 từ 50m2 có 2 phòng ngủ trở lên (Phần 2)

Ngôi nhà xinh đẹp bắt đầu hình thành

Ngôi nhà với cấu trúc gọn gàng đã dần dần hoàn thiện. Tiếp theo sẽ là bước hoàn thiện tường với thạch cao. Cửa và cửa sổ sẽ được lắp đặt cùng hệ thống điện nước cho ngôi nhà. Với việc lên kế hoạch tốt cùng khả năng của đội ngũ xây dựng, chủ nhà có thể yên tâm về chất lượng và hài lòng với ngôi nhà tương lai. 

Need help with your home project?
Get in touch!

Highlights from our magazine